NỘI DUNG

A. Thông tin bài thi IELTS Wrting Task 1
B. Các dạng bài trong IELTS Writing Task 1
C. Hướng dẫn cách viết IELTS Writing Task 1
D. Tiêu chí tính điểm IELTS Writing Task 1
E. Các lỗi thường gặp khi làm bài thi IELTS Writing Task 1
F. Kinh nghiệm ôn luyện IELTS Writing Task 1
G. Kết luận

A. Thông tin bài thi IELTS Wrting Task 1

Những thông tin cơ bản cần biết về bài thi viết (IELTS Writing Task 1)

  • Thí sinh có 20 phút để viết Task 1.
  • Thí sinh phải viết một bản báo cáo dài ít nhất 150 từ.

Ở bất kỳ dạng biểu đồ nào, đề thi Task 1 sẽ luôn có một yêu cầu như sau:

Summarise the information by selecting and reporting the main features, and make comparisons where relevant.

(Tạm dịch: Tóm tắt lại thông tin bằng cách chọn lọc và báo cáo những đặc điểm chính, đồng thời đưa ra các so sánh liên quan)

Do tính chất bài Task 1 chỉ báo cáo và mô tả số liệu, việc nêu ý kiến cá nhân trong bài là không cần thiết. Chính vì thế, thí sinh chỉ cần tập trung vào việc nêu được các đặc điểm chính, so sánh và mô tả số liệu dựa theo những thông tin đề cho là đạt yêu cầu.

Ngoài ra, trong Task 1 sẽ không có đoạn Conclusion (kết luận) như Task 2, thay vào đó là đoạn Overview (tổng quan). Lý do sẽ được trình bày cụ thể ở phần viết đoạn Overview.

B. Các dạng bài trong IELTS Writing Task 1

Như vậy, cấu trúc bài viết Writing Task 1 có hai dạng chính là dạng biểu đồ và dạng không biểu đồ (bản đồ hoặc quy trình). Dạng biểu đồ bao gồm số liệu tăng giảm, còn dạng bản đồ hoặc quy trình sẽ tập trung vào mô tả và so sánh, hoặc cũng có thể là trình tự của các bước.

Dạng Bar Chart – Biểu đồ cột

Như đã được đề cập ở trên, dạng biểu đồ sẽ bao gồm các con số, thí sinh chỉ cần tập trung vào những điểm nổi bật nhất chứ không nhất thiết phải mô tả tất cả nhằm tiết kiệm tối đa thời gian.

Trong trường hợp bài thi có nhiều hơn một biểu đồ, bạn chỉ cần miêu tả theo trình tự, nếu các biểu đồ có liên quan đến nhau thì nên thêm những so sánh để làm nổi bật hơn phần thi của mình.

Dạng biểu đồ cũng được xem là dạng đơn giản và có tần suất xuất hiện thường xuyên. Đối với dạng biểu đồ sẽ có cấu trúc như sau:

  • Đoạn 1 (1 câu): Paraphrase (cùng nội dung những viết lại kiểu khác) câu đầu bài
  • Đoạn 2 (1-2 câu): Câu nhận xét chung (điểm nổi bật đập vào mắt đầu tiên)
  • Đoạn 3: Miêu tả chi tiết

Bạn cũng có thể tham khảo dạng bài Bar Chart trong IELTS Writing Task 1 dưới đây để phong phú thêm cách viết.

Dạng quy trình – Diagram (Process)

Dạng này thì thực chất không quá khó viết, khi đã biết cách trình bày thì hầu như bạn đã “nắm được trong lòng bàn tay”. Để giải quyết bài Writing Task 1 dạng quy trình, bạn chỉ cần đa dạng cách viết vì tất cả đều được chỉ rõ ra trên đề.

Thông thường, các dạng Process thường gặp trong đề thi IELTS Writing Task 1 có thể là: dạng Natural Cycle (Quá trình Tự nhiên), Man-made Process (Quá trình Nhân tạo) hoặc dạng kết hợp cả hai Human-involved process (Quá trình có sự tác động của con người).

Thường thì cấu trúc dạng quy trình sẽ trình bày như sau:

  • Đoạn 1 (1 câu): Paraphrase đề bài (giống dạng biểu đồ)
  • Đoạn 2 (1-2 câu): Khái quát về quy trình (bắt đầu – kết thúc là gì, bao nhiêu giai đoạn, …)
  • Đoạn 3: Miêu tả từng quy trình bằng các cách trình bày thứ tự (ví dụ Firstly, Secondly, Then, Next, Finally)

Dạng map – Bản đồ

Cũng tương tự như các dạng trên, cách viết dạng map IELTS Writing Task 1 cũng không quá khó. Dù vậy, bạn cũng phải nắm được cấu trúc dạng map để nội dung bài thi được thể hiện tốt hơn.

  • Đoạn 1 (1 câu): Paraphrase lại đề bài
  • Đoạn 2 (1-2 câu): Mô tả những thay đổi rõ rệt nhất
  • Đoạn 3-4: Mô tả cụ thể những thay đổi theo năm (cái gì được thêm vào, mất đi, …)

Dạng Line Graph – Biểu đồ đường

Line Graph hay còn gọi là biểu đồ đường, đây là dạng biểu đồ chứa một hoặc một số đường, mỗi đường biểu hiện sự thay đổi của một yếu tố thời gian nào đó (ngày, tháng, năm,…) thể hiện có sự thay đổi. Dạng này có hai trục: trục tung sẽ biểu thị cho các số liệu và trục hoành biểu thị cho các mốc thời gian.

Dạng Table – Bảng số liệu

Bảng số liệu sẽ biểu thị các số liệu liên quan đối tượng, hạng mục cụ thể. Tuy hình thức không giống dạng biểu đồ nhưng cách diễn đạt số liệu thì tương tự với dạng biểu đồ.

Vì vậy, để tránh lan man khi làm bài, bạn hãy nắm thật chắc cách làm bài Tables – IELTS Writing Task 1 thật kĩ hoặc là bạn cũng có thể tự chuyển hóa linh động các số liệu đó thành loại biểu đồ để dễ diễn đạt hơn.

Dạng Pie chart – Biểu đồ tròn

Dạng pie chart cũng thường hay gặp trong bài thi IELTS Writing Task 1. Dạng này thường biểu thị trong một hình tròn, để so sánh một cách tổng thể. Bên trong hình tròn sẽ chia ra nhiều màu sắc biểu thị cho từng số liệu cụ thể, màu sắc nào có diện tích lớn thì số liệu càng lớn, và ngược lại.

Dạng bài biểu đồ tròn sẽ biểu thị tỉ lệ phần trăm của một hoặc có thể là nhiều đối tượng. Thông thường, dạng Dạng pie chart có từ 2 đối tượng trở lên. Khi gặp dạng này, bạn đừng đánh mạnh vào chi tiết mà thay vào đó hãy tóm tắt các thông tin một cách ngắn gọn nhất có thể.

Dạng Multiple Graphs/Charts

Dạng Multiple Graphs/Charts hay còn được gọi là Mixed C charts. Đây là dạng biểu đồ kết hợp giữa 2 biểu đồ khác nhau, mỗi biểu đồ minh họa cho kiểu thông tin khác nhau.

Thoạt nhìn thì dạng này có lẽ hơi khó, tuy nhiên, thực chất nó cũng được kết hợp từ các biểu đồ thường gặp như line graph, bar chart, table,… các biểu đồ được cho ở đề bài sẽ có mối liên hệ với nhau, vì vậy bạn nên đọc kĩ yêu cầu bài và miêu tả thông tin như cách thường làm khi mô tả một biểu đồ riêng.

C. Hướng dẫn cách viết IELTS Writing Task 1

Trước khi bắt đầu làm bài, hãy xác định bài Writing Task 1 thuộc dạng bài nào, có bao nhiêu mốc thời gian, biểu thị bao nhiêu đối tượng,…. từ đó sẽ giúp dễ dàng triển khai nội dung bài viết hơn.

Bố cục bài IELTS Writing Task 1

Bố cục bài viết IELTS Writing Task 1 được chia thành ba phần:

  • Đoạn Introduction: Giới thiệu nội dung bài viết
  • Đoạn Overview: Nhận định chung
  • Đoạn Details: Mô tả chi tiết bài viết

Cách viết đoạn Introduction (mở bài)

Đây sẽ là đoạn mở đầu khi viết Task 1, mục đích viết đoạn này là để nêu lại những thông tin đã được đưa ra trong phần đề bài. Chỉ cần viết từ 1-2 câu để chỉ ra biểu đồ này đang trình bày về vấn đề gì và mốc thời gian nào (nếu có) là đủ.

Ví dụ cụ thể như sau:

Đề bài:

The chart below shows the number of boys and girls taking advanced maths classes in American schools in three periods.

Đoạn Introduction:

The bar chart gives information about how many male and female school students participated in mathematics classes of an advanced level in the USA in 1982, 1992 and 2002.

Cách viết đoạn Overview (tổng quan)

Bạn sẽ không cần viết đoạn Conclusion (kết bài) đối với Writing Task 1, thay vào đó, bạn phải viết Overview (tổng quan). Vậy tại sao lại không phải viết kết bài? Sự khác nhau giữa Conclusion và Overview là gì?

Theo định nghĩa được đưa ra của từ điển Cambridge, Conclusion và Overview được định nghĩa như sau:

Dựa theo những định nghĩa trên, chúng ta có thể hiểu như sau:

  • Conclusion: là nhận xét cuối cùng và mang tính chất quyết định.
  • Overview: một đoạn mô tả tóm tắt ngắn gọn số liệu và thông tin chính về một thứ gì đó.

Chính vì thế, đoạn Conclusion sẽ thường được viết ở Task 2 để kết luận lại những luận điểm đã viết trước đó. Trong khi đó, đoạn Overview sẽ viết ở Task 1 để đáp ứng được yêu cầu đề bài đưa ra: báo cáo và chọn lọc những thông tin nổi bật trong bảng và biểu đồ. Đoạn Overview này có thể viết ở cuối bài, hoặc ngay sau đoạn Introduction.

Về cách tìm ra được đặc điểm chính để viết Overview, trong Task 1 tuy có nhiều kiểu biểu đồ, nhưng thường sẽ có hai dạng bài đáng chú ý như sau:

A. Change Chart: đây là các biểu đồ cho thấy sự thay đổi về số liệu trong một khoảng thời gian.

Change Chart
Change Chart

Ví dụ:

Trong dạng bài này, các đặc điểm chính cần ưu tiên tìm là:

  • Xu hướng chung của các hạng mục (tăng, giảm, dao động, …)
  • Hạng mục có số liệu cao nhất/thấp nhất.
  • Hạng mục có sự thay đổi mạnh nhất/nhẹ nhất.
  • Khoảng thời gian có sự thay đổi mạnh nhất/nhẹ nhất.

B. Compare Chart: đây là dạng biểu đồ chỉ cho thấy sự khác biệt về số liệu giữa các hạng mục, không có thời gian cụ thể hoặc chỉ có một mốc thời gian nhất định

Compare Chart
Compare Chart

Ví dụ:

Trong dạng bài này, các đặc điểm chính cần ưu tiên tìm là:

  • So sánh giữa các hạng mục để phân nhóm.
  • Hạng mục có số liệu cao nhất/thấp nhất.

Cách viết đoạn Body 1 + 2 (2 đoạn Thân bài)

Với thời lượng 20 phút, bạn nên viết 2 đoạn cho phần Thân bài.

Dựa vào thông tin trong đoạn Overview, bạn cần tìm ra điểm tương đồng và khác biệt của các số liệu chi tiết hơn và gom nhóm, để từ đó phân thành 2 đoạn cho phần Thân bài.

Để dễ hình dung, dưới đây sẽ là một bài báo cáo mẫu đã phân đoạn cụ thể:

The chart below shows the number of boys and girls taking advanced maths classes in American schools in three periods.
Summarise the information by selecting and reporting the main features, and make comparisons where relevant.

Write at least 150 words.

Introduction: The bar chart gives information about how many male and female school students participated in mathematics classes of an advanced level in the USA in 1982, 1992 and 2002.

Overview: Overall, it is clear that the number of students of both sexes studying maths decreased significantly over 32 years, with the biggest drop seen in the first decade, particularly for boys. However, although more girls attended advanced mathematics classes than boys in each period, the difference was relatively small throughout.

Body 1: In 1982, the number of female students attending high level maths classes was the highest of both genders in any of the three years, standing at around 35 million. However, over the next 10 years, this figure fell dramatically to slightly less than 25 million and, by 2002, it had almost halved to around 17 million.

Body 2: In terms of boys, the trend followed the same downward pattern as the girls. However, while there were only slightly fewer boys enrolled in maths programs than girls in 1982 (just over 30 million), this number plummeted to around 15 million in 1992. In the final period, the decrease was a lot less dramatic, so the difference between the genders in 2002 was the same as it had been in 1982 (around 3 million).

(209 words)

D. Tiêu chí tính điểm IELTS Writing Task 1

Đối với bài thi IELTS Writing Task 1, thí sinh phải đảm bảo những yêu cầu như:

  • Task Achievement: Thí sinh cần hoàn thành được yêu cầu của đề bài, nêu được điểm chính, điểm nổi bật của bài viết. Bên cạnh đó đưa ra những so sánh, nhận định phù hợp.
  • Coherence and Cohesion: Bài thi cần thể hiện được lời văn mạch lạc, chặt chẽ, có sự gắn hết giữa ngữ pháp và từ vựng, đồng thời chia nội dung thành các đoạn văn một cách hợp lý.
  • Lexical Resource: Kế đến là vốn từ vựng, được thể hiện một cách linh hoạt, đa dạng và tự nhiên nhất trong bài viết.
  • Grammatical Range and Accuracy: Cuối cùng là sử dụng hợp lý da dạng các cấu trúc ngữ pháp như: câu ghép, câu đơn,… và hạn chế lỗi chính tả cũng như dấu câu.

E. Các lỗi thường gặp khi làm bài thi IELTS Writing Task 1

Để bài thi đạt số điểm cao nhất có thể, bạn nên tránh các lỗi thường gặp khi làm IELTS Writing Task 1 như:

  • Không biết phần Task 1 quá 20 phút. Vì vậy, nên luyện tập ở nhà và chỉ dành 5 phút cho mỗi đoạn, khi 20 phút trôi qua, nên dừng bút ngay để dành thời gian cho phần thi tiếp theo.
  • Không chép đề thi vào bài làm, hãy cố gắng paraphrase bằng vốn từ vựng và ngôn ngữ của bạn.
  • Với mỗi đoạn văn khác nhau, nên xuống dòng để tổng thể bài trông dễ nhìn hơn.
  • Đoạn overview/ summary nên được viết ngay sau câu mở đầu và chỉ tóm gọn trong 2 câu, vì nếu không có overview/ summary trong bài thi Task 1 thì bạn cũng không có được điểm cao trong phần thi này.
  • Không nên mô tả mọi con số hiển thị trong bảng biểu (trừ khi trường hợp bảng biểu chỉ có 1 vài con số đấy). Quan trọng nhất vẫn là kĩ năng lựa chọn thông tin chính để mô tả, so sánh một cách chính xác, cố gắng đề cập 5-7 con số trong một đoạn văn.

F. Kinh nghiệm ôn luyện IELTS Writing Task 1

Để chuẩn bị cho phần thi IELTS Writing Task 1 tốt nhất, thay vì ôn luyện một cách thụ động thì bạn có thể áp dụng những mẹo sau:

  • Trước khi luyện viết Task 1, hãy tổng hợp khoảng 10 dạng bài khác nhau và in ra giấy để có thể thấy được sự khác nhau và yêu cầu của từng dạng để đảm bảo yêu cầu bài thi hơn.
  • Thay vì luyện viết cả bài, bạn hãy luyện viết trên 8 cách mở bài khác nhau cho các loại câu hỏi trong các dạng bạn đã tổng hợp. Thực hiện tương tự như vậy cho các phần khác của bài viết. Sau khi xem lại, bạn sẽ nhận thấy được điểm khác nhau giữa mở bài với các phần còn lại của bài thi.
  • Tận dụng các câu mẫu trên mạng hoặc trong sách Cambridge IELTS, đồng thời kết hợp đọc một bài văn mẫu trong vài lần để chú ý thêm được tiêu chí khác nhau, từ vựng, cấu trúc, ngữ khác,…. và gạch chân những mẫu câu mô tả số liệu để áp dụng cho bài thi của bản thân.
  • Thường xuyên học thêm từ vựng và kết hợp ôn lại các từ vựng cũ. Bên cạnh đó nên note lại các cấu trúc ngữ pháp mới để đa dạng khả năng viết hơn.

G. Kết luận

Như vậy, #theenglishstudiovietnam đã chia sẻ đến bạn toàn bộ cách viết IELTS Writing Task 1 một cách cụ thể, chi tiết nhất. Hy vọng với những gì The English Studio nêu trên sẽ giúp bạn có thêm gợi ý cũng như cách thể hiện bài thi IELTS Writing Task 1 tốt nhất có thể.