Thì hiện tại tiếp diễn – The present continuous tense

  1. Cách dùng

a.  Dùng để diễn tả những hành động đang xảy ra tại thời điểm nói

Ví dụ:

They are learning English at the moment (Hiện tại họ đang học tiếng Anh)

b.   Diễn đạt một hành động sắp xảy ra trong tương lai gần. Thường diễn tả một kế hoạch đã lên lịch sẵn

Ví dụ:

We are having a big birthday party next weekend.

(Chúng tôi sẽ có một bữa tiệc sinh nhật lớn vào cuối tuần tới.)

c.   Hành động thường xuyên lặp đi lặp lại gây sự bực mình hay khó chịu cho người nói. Cách dùng này được dùng với trạng từ “always, continually”

Ví dụ:

“You are always coming late” said the teacher Giáo viên nói: “Em lúc nào cũng đi muộn”.

d.  Diễn tả sự thay đổi của thói quen

Ví dụ:

I often have bread for breakfast but today I am having cakes and milk.

(Bữa sáng tôi thường dùng bánh mì nhưng hôm nay tôi lại ăn bánh ngọt và sữa)

1. Công thức

+ Câu khẳng định (+):            S + am/is/are + V-ing

+ Câu phủ định (-):                 S + am/is/are + (not)+ V-ing

+ Câu nghi vấn (?):                 Am/is/are + S + V-ing?

Ví dụ:

(+): I am playing football with my friends. (Tôi đang chơi bóng đá với bạn của tôi.) (-): I am not playing football with my friends.

(?): Are you playing football with your friends?

* Lưu ý:

+ Với những động từ tận cùng là một chữ “e” thì ta bỏ “e” trước khi thêm -ing. Ví dụ:

come ->  coming                     live -> living                 write -> writing

+ Với những động từ tận cùng là hai chữ “e” thì ta không phải bỏ “e” trước khi thêm -ing. Ví dụ:

see -> seeing

+ Với những động từ có một âm tiết, tận cùng là một phụ âm, trước là một nguyên âm thì ta phải gấp đôi phụ âm cuối trước khi thêm -ing.

Ví dụ:

get ® getting                         put ® putting               stop ® stopping

+ Với những động từ có hai âm tiết, tận cùng là một phụ âm, trước là một nguyên âm thì ta căn cứ vào

trọng âm của từ đó để xác định xem có phải gấp đôi phụ âm cuối hay không. Trường hợp 1. Nếu trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất thì ta chỉ việc thêm -ing. Ví dụ:

Open ® opening                   listen ® listening          answer ® answering

Trường hợp 2: Nếu trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai thì ta phải gấp đôi phụ âm cuối trước khi thêm -ing. Ví dụ:

begin ® beginning                prefer ® preferring       permit ® permitting

+ Với những từ tận cùng là “ie” thì ta đổi “ie” thành “y” rồi thêm -ing. Ví dụ:

lie ® lying                              die ® dying

3.  Dấu hiệu nhận biết thì hiện tại tiếp diễn

  1. Trong câu có các trạng từ chỉ thời gian

  • Right now: Ngay bây giờ

  • At the moment: Lúc này

  • At present: Hiện tại

  • At + giờ cụ thể ở hiện tại (at 12 o’lock) Ví dụ:

Now my sister is going shopping with my mother. (Bây giờ em gái tôi đang đi mua sắm với mẹ.)

b.  Trong câu có các động từ như:

  • Look! (Nhìn kìa!)

  • Listen! (Hãy nghe này!)

  • Keep silent! (Hãy im lặng!)

Ví dụ:

Look! The train is coming. (Nhìn kìa! Tàu đang đến.)

Listen! Someone is crying. (Nghe này! Ai đó đang khóc.)

Keep silent! The baby is sleeping. (Hãy im lặng! Em bé đang ngủ.)