Giờ đây TOEIC đã không còn quá mới mẻ sau khi bài thi tiếng Anh này được nhiều trường đại học, cao đẳng, học viện chọn làm chuẩn điểm cho đầu ra và được các doanh nghiệp, ngân hàng ở Việt Nam lại chọn làm điều kiện tuyển dụng đầu vào.
I. Giới thiệu đôi nét về bài thi TOEIC
Bài thi TOEIC là thước đo dùng để đánh giá sự chuyên nghiệp trong giao tiếp kinh doanh quốc tế ở trình độ trung và cao cấp.
TOEIC Listening & Reading (nghe & đọc) là bài thi trên giấy, đánh giá chính xác năng lực tiếng Anh của người học trong các kĩ năng nghe, đọc và ngữ pháp. Còn TOEIC Speaking – Writing (nói & viết) là bài thi trên máy tính, nhằm đánh giá năng lực nói và viết bằng tiếng Anh trong môi trường công việc, bài thi kiểm tra vốn từ và cách diễn đạt thông thường trong công việc hàng ngày.
Đề thi TOEIC được sử dụng như một công cụ đánh giá năng lực, mỗi năm có hơn 4,5 triệu người dự thi trên toàn cầu, kết quả bài thi được công nhận trên toàn thế giới và là căn cứ để đánh giá năng lực tiếng Anh.
Bài thi TOEIC để làm gì?
- TOEIC là sự bảo chứng cho tính chuyên nghiệp trong công việc.
- Bài thi đáng tin cậy vì điểm thi luôn chính xác và rõ ràng.
- Phí dự thi hợp lí.
- Cung cấp kết quả nhanh, chính xác
- Cung cấp dữ liệu tham chiếu để học tập và nâng cao.
- Đánh giá và mô phỏng chính xác năng lực của ứng viên dự thi.
- Khích lệ người học tự nâng cao tính chuyên nghiệp trong tiếng Anh giao tiếp của mình.
- Các doanh nghiệp lựa chọn điểm thi TOEIC như thế nào?
Phần lớn các doanh nghiệp, tổ chức từ quy mô nhỏ cho đến công ty đa quốc gia sử dụng điểm thi TOEIC để:
- Tuyển dụng và xây dựng chức danh.
- Đồng bộ hoá tiêu chuẩn đánh giá năng lực cán bộ nhân viên trong toàn hệ thống nội bộ.
- Đánh giá mức độ thích ứng trong thị trường lao động quốc tế.
II. Một vài gợi ý giúp bạn làm bài thi TOEIC hiệu quả
1. Ưu tiên giành trọn điểm các câu dễ
- Phần 1: Tất cả các câu đều ở mức tương đối dễ đến rất dễ. Hãy cố gắng làm đúng hết 6 câu phần này.
- Phần 2: Phần này chủ yếu là các câu hỏi tương đối dễ. Đối với câu hỏi, các bạn chỉ cần nghe rõ từ để hỏi, kết hợp với một vài từ khóa. Đối với câu trả lời, các bạn cần cẩn trọng với những câu có từ vựng lặp lại y hệt như câu hỏi, hoặc từ vựng đồng âm, gần âm với từ trong câu hỏi. Những câu này rất có thể là cái bẫy. Ngược lại, đáp án đúng thường không có những từ như vậy và thường trả lời câu hỏi một cách gián tiếp. Nói chung, các bạn cũng nên cố gắng lấy trọn điểm phần này.
- Phần 3 và phần 4: Những câu hỏi dễ là câu hỏi chi tiết cụ thể, ví dụ như một giờ, tên một tòa nhà, một con phố,…. Những câu có độ khó cao hơn là câu hỏi về ý chính, câu hỏi ý do, nguyên nhân, và đặc biệt là dạng câu hỏi mới: câu hỏi hàm ý. Bạn cần đọc đề trước khi nghe để xác định câu nào nên ưu tiên làm trước và cẩn thận để không làm sai những câu dễ hơn.
- Phần 5: Toàn bộ phần này là những câu hỏi tương đối dễ đến rất dễ. Hãy cố gắng làm đúng hết phần này.
- Phần 6: Phần này có một dạng câu hỏi mới là điền toàn bộ câu vào chỗ trống, khó hơn những câu hỏi cũ. Vì vậy, khi làm bài, bạn nên chọn những câu hỏi cũ làm trước.
- Phần 7: Trả lời câu hỏi theo thứ tự ưu tiên như sau: Câu hỏi thông tin cụ thể tích cực, câu hỏi ý nghĩa/từ đồng nghĩa của một từ vựng, câu hỏi nội dung chính/suy luận, câu hỏi thông tin cụ thể phủ định (ví dụ: What is not true about…? What is not included in…?)
2. Đọc kỹ câu hỏi trước khi làm bài
- Đọc trước câu hỏi giúp bạn hình dung ngữ cảnh tốt hơn, dễ dàng xác định được thông tin nào cần chú ý nghe/đọc hơn những thông tin khác để vừa đủ trả lời đúng câu hỏi. Kỹ năng này là cơ sở để thực hiện chiến thuật “giành trọn điểm các câu dễ” ở trên và đã gần như trở thành quy tắc để làm bài phần 3 và 4. Đối với đề thi TOEIC mới, điều này vẫn không thay đổi. Hơn thế, nó còn cần được áp dụng vào phần 7 một cách linh hoạt hơn trước.
- Đối với phần 3 và 4, khi băng đọc hướng dẫn làm phần 3, các bạn cần tranh thủ đọc trước 3 câu hỏi đầu tiên (tương ứng với đoạn hội thoại đầu tiên) của phần này, sau đó vừa nghe vừa chọn đáp án cho 3 câu đó. Trong thời gian băng đọc 3 câu hỏi này, bạn phải chuyển ngay sang đọc 3 câu hỏi cho đoạn hội thoại tiếp theo. Hãy lặp đi lặp lại quá trình như vậy cho tới khi làm xong phần 4.
- Trong phần 7, đặc biệt là phần có 3 văn bản khác nhau, cần đọc trước câu hỏi để xác định câu nào dễ hơn, nên ưu tiên trả lời. Nên ưu tiên trả lời những câu chỉ hỏi nội dung trong phạm vi 1 văn bản, sau đó đến loại câu hỏi nội dung chi tiết, sau cùng trả lời câu hỏi suy luận, câu hỏi ý chính.
3. Chú ý ngữ cảnh để làm câu hỏi ngụ ý trong phần nghe
- Câu hỏi ngụ ý là dạng câu hỏi mới của phần 3 và 4. Câu hỏi đó có dạng như: “What does the woman mean when she says “…”?”. Trong dấu 3 chấm thường là một cụm từ được dùng phổ biến trong văn nói như: “That’s too bad”, “With no further ado”, …
- Để làm được câu hỏi này, các bạn cần áp dụng kỹ năng nghe hiểu của mình để nắm được ngữ cảnh của đoạn hội thoại/đoạn nói ngắn để hiểu được người nói muốn ám chỉ điều gì. Ngoài ra, các bạn cũng nên xem nhiều chương trình truyền hình thực tế của nước ngoài. Vì những câu này được sử dụng rất nhiều, điều này giúp bạn khoanh cùng được dụng ý của người nói ngay khi mới chỉ đọc câu hỏi, như vậy, lúc vào nghe sẽ thuận tiện hơn.
4. Đọc lướt và đọc quét đối với những bài đọc dài
- Nếu cố gắng đọc hết tất cả các chi tiết của bài đọc, bạn rất có thể sẽ thiếu thời gian hoàn thành phần này. Kỹ năng đọc lướt (skimming) và đọc quét (scanning) sẽ giúp cho bạn không cần đọc kỹ từng từ một mà vẫn trả lời được hết các câu hỏi mà đề bài đưa ra. Vậy, hai kỹ năng này nên áp dụng khi nào và như thế nào?
- Đọc lướt được sử dụng khi muốn tìm ý chính của văn bản, tức là khi bạn gặp câu hỏi như: What is the main purpose of the message?, What is the memo mainly about?,…hoặc khi bạn cần nắm được nội dung chính để hình dung mối liên kết giữa 2 hay 3 văn bản khác nhau trong cùng một bài tập. Khi áp dụng kỹ năng này, bạn cần đọc những phần quan trọng sau: tiêu đề, câu chủ đề của từng đoạn (thường năm ở đầu hoặc cuối đoạn), phần mở đầu và kết luận (nếu có). Bạn hãy đọc thật nhanh từ trên xuống dưới, chú ý mạch viết của văn bản thông qua các từ vựng để liên kết các câu như: firstly, secondly, one of…, another, however, on the other hand, …
- Đọc quét được sử dụng khi cần tìm một chi tiết cụ thể trong văn bản, ví dụ, bạn cần trả lời câu hỏi: What time is the meeting going to start?, khi đó bạn nên đọc
III. Bài test kiểm tra đầu vào TOEIC cho tân sinh viên
Làm bài thi thử TOEIC Online có chấm điểm ngay để biết thực lực của mình, và để tự tin chinh phục tấm bằng TOEIC nhé.
Hy vọng qua bài kiểm tra đầu vào TOEIC trên đây các bạn Tân Sinh Viên sẽ hiểu rõ được năng lực và trình độ của mình để từ đó có kế hoạch điều chỉnh và cái thiện các kỹ năng tiếng Anh của mình nhé!
Chúc các bạn thành công.